Thi công bể nước, bể phốt đúng kỹ thuật để không phải bận tâm sau này 0976544885 - 0943478866
Công trình ngầm ngoài nhà bao gồm : đường cấp nước thoát nước và đường điện . Hiện nay mạng điện trong thành phố đi nổi, nhưng chúng ta cũng phải chuẩn bị cho hệ thống điện đi chịm sau này . Công trình ngầm trong nhà bao gôm : Bể phốt, hố ga va các đường ống dẫn nước , dẫn điện , thoát nước . Tường móng cần chừa lỗ để đặt ống thoát nước và cấp nước , tránh đục phá gây khó khăn và lãng phí vật liệu, công sức .
Trong các hạng mục ngầm nằm chìm lấp trong móng thì bể phốt, bể nước là hau thành phần quan trọng chủ yếu. Nguyên tắc chung là các phần ngầm phải được thi công cẩn thận, tránh phải đào bới lên để sửa chữa, kiểm tra.
- Nhiệm vụ của bể phốt là lưu giữ các chất thải ở dạng đặc và lỏng một thời gian để chúng phân hủy thành chất lỏng chảy vào cống thoát chung . Bể phốt cần kín để vi sinh vật kỵ khí phân hủy chất thải hữu cơ. Bể phốt đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng được ba chức năng: thứ nhất là thải loại chất rắn, tiếp đó là lưu trữ bọt váng và bùn, thứ ba là xử lý về mặt sinh học. Trong quá trình phân hủy, chất rắn đọng lắng ở đáy bể, bùn tích tụ lơ lửng bên trên, bọt váng nổi trên bề mặt. Suốt quá trình phân hủy này , khí thoát ra từ lớp bùn quánh mang theo một lượng chất rắn lên bề mặt bể và tích tụ với lớp bọt váng.
Cấu tạo đơn giản nhưng khoa học
- Bể phốt có ba ngăn : chứa, lắng, lọc : trong đó ngăn chứa lớn nhất, có thế nằm ngay dưới khu vệ sinh tầng một . Từ ngăn chứa sang ngăn lắng để lỗ rộng ( 150x150mm) gần sát mặt bể . Từ ngăn lắng sang ngăn lọc không để lỗ chảy trực tiếp mà dẫn nước qua một cút sành . Chú ý chiều của ống cút sành thoát nước có miệng phía năng lọc, mục đích là để chất thải lơ lửng tiếp tục lắng xuống phía dưới đáy bể . Cần tuân thủ nguyên tắc đáy ống đường vào bê phải cao hơn đường ra ít nhất 10cm, để ngăn không cho nước trong bể thâm nhập trở lại đường ống lên thiết bị việ sinh và ngăn ngừa sự hình thành chất rắn trong ống cống . Lỗ thông hơi của bể phốt rất quan trọng, để lượng khí hình thành trong quá trình lên men không bị tích tụ. Đã có trường hợp nhà vệ sinh bị nổ tung sau vài năm sử dụng vì bể phốt quá kín, không có ống thông hơi . Ống thông hơi phải đi lên mái, vượi qua mái khoảng cách ít nhất là 30cm và có ống quay ngang để tránh mưa các vật rơi vào làm tắc ống .
Lưu ý khi xây bể phốt
- Bể phốt phải được xây bằng gạch đặc , vữa xi măng mác 50. Chọn loại gạch nung già , gạch sành càng tốt . Sau khi xây xong bể, phải dùng đất lấp theo từng lớp mỏng . Tránh đầm nến quá chặt gây phát sinh ứng lực quá mức trong bể, có thể làm nứt vỡ bể .Nên theo cách lấp đất và tưới nước ẩm vào từng lớp rồi mới lấp lớp đất tiếp theo . Tron lúc đó , bể phốt được đổ đầy nước để tránh áp lực từ đất làm phá vỡ bể . Trước khi đậy nắp bể phốt cần chú ý dọn vệ sinh sạch sẽ, không để tồn đọng rác rưởi, nhất là gạch vụn, vữa chạt, cát trong năng chứa . ngăn lọc có thể dùng các lớp lọc đơn giản như cát, than xỉ để làm trong nước thải trước khi ra cống ngầm , sẽ hạn chế được cặn tắc làm nghẽn ống . Cần đánh dấu vị trí nắp bể tại năng lọc để khi cần thiết , có thể cậy lên sửa chữa . Tuy nhiên nếu bể xây đúng quy cách kỹ thuật, việc sửa chữa này hãn hữu mới xảy ra . Bọn vẫn có thể lát gạch đậy lên mà không nên làm nắp cống để tránh mùi hôi . Cẩn thận hơn , có thể làm lỗ thăm ở ngăn chữa vào một vị trí khuất sát tường, đề phòng trường hợp bể đã quá đầy chất thải rắn không phân hủy được , phải dùng oto hút bể phốt để hút lên .
- Đường ông đặt cần có độ dốc về hướng thoát nước và cũng cần chú ý đến cao đọ của cống cái (cống ngoài nhà). Nếu cống không sâu lắm so với mặt đường hiện tại , tực là không chệnh lệch nhiều so với nên nhà , cần tính toán chính xác từng vị trí các khúc nối , hay lệch gốc, để đảm bảo có độ dốc tối thiểu mà vẫn không theo hướng ngược vào nhà . Nếu độ dốc này quá hạn chế cần ưu tiên cho đoạn từ bể phốt , hố ga ra , để nước tạo áp lực chảy mạnh về hướng thoát .
Yêu cầu kỹ thuật của bể nước ngầm
- Bể nước ngầm cũng tương tự như bể phốt, nhưng có yêu cầu chất lượng cao hơn . Một bể phốt có thể rò rỉ nước thẩm thấu ra đất, nhưng không thể để bể nước ngầm bị ô nhiễm, làm hỏng nguồn nước sinh hoạt . Do đó tốt nhất là bố trí hai bể trong hai khoang móng khác nhau , nên đặt cách xa bể phốt để phòng trường hợp bị rò rỉ này .
- Việc quản lý chất lượng để bể ngầm không bị rò rỉ phải được đặt lên hàng đầu .Phải xây bể bằng gạch đặc , tuyệt đối không dùng gạch lỗ rỗng xây bể cũng như xây tường móng , vì đó là các tường chịu lực. Gạch cần được ngâm nước kỹ, để khi xây không hút nước của vữa . Xây va trát bằng vữa xi măng cát mác 50 ( tốt nhất nên trộn lẫn cát đen và cát vàng đã sàng bỏ sỏi ) . Sau khi trát 1 ngày, đánh màu thành bể bằng vữa xi măng nguyên chất . Thử chứa nước trong bể để kiểm tra chất lượng, nếu bị ngấm phải sửa chữa trước khi đậy nắp đan bể . Tiến hành vệ sinh bể trước khi đậy nắp vì bể ngầm thường khó thau bể , thay nước như bể trên mái . Nắp bể cần có kích thước tối thiểu để một người chui lọt. Nắp bể lát gạch cùng màu với gạch nền trong khu vực, có thể nhấc lên dễ dàng .
- Thể tích của bể nước ngầm tùy theo nhu cầu sử dụng , thông thường 2-3m3 là đủ cho một gia đình 4-5 người . Không nên làm bể sâu hơn đáy móng . Bể nước nên tách rời, không liên quan đến móng nhưng trong trường hợp diện tích hẹp , có thể đổ tấm đan đáy bể liền luôn cánh móng . Móng lúc này làm việc như một móng bè .
Đường ống cấp thoát nước ngầm
- Đường thoát nước từ bể phốt trước đây sử dụng ống sành có nhược điểm to, nặng nề, dễ nứt vỡ, khó kín . Hiện nay sử dụng ống chất dẻo PVC nhẹ , bền, kín nước và dễ thi công hơn rất nhiều . Khi mua cần chọn loại tốt, chính phẩm của nhà máy vì loại ống chất lượng thấp ,hay hàng nái giá thành rẻ , nhưng chóng bị lão hóa .
- Cần phải tránh tối đa những nguyên nhân gây gư hỏng đường ống đi ngầm. Khi đường ống đi qua tường móng, chú ý để lỗ chờ rộng (khoảng 15 – 20 cm). Không xây tường gạch trực tiếp lên ống PVC mà phải cách đường ống ít nhất 10 cm. Nếu xây trực tiếp lên mặt ống, tải trọng của móng khi bị lún có thể vỡ ống. Không nên để đường thoát nước đi đè lên đường ống cấp nước mà nên đi song song ở những vị trí bắt buộc phải giao nhau nên lót bằng cát vàng mịn .
- Đường cấp nước ngoài nhà dẫn từ đồng hồ đo vào nên dùng ống thép mạ kẽm Φ20 . Vị trí lắp đồng hồ đo nước phải tính toán phù hợp với cốt lát nền sau này, tránh trường hợp quá sâu hoặc quá nổi trên mặt nền . Phải bố trí để đường ống cấp nước vảo bể ở mặt trên bể , cách mặt bể chừng 10-15 cm là vừa . Tuyến đi thẳng từ ngoài vào đến bể chứa . Quanh khu vực ống cấp và thoát nước nên lấp cát phủ nền , không tận dụng đất thải . Điều này cũng nên áp dụng khi lấp mặt bể nước hay bể phốt . Hệ thống cấp nước thông thường ở thành phố là nước máy tự chảy vảo bể ngầm, sau đó dùng bơm đưa lên bể chứa trên mái và sử dụng áp lực nước tự chảy từ bể chứa vào các thiết bị . Tuy nhiên nhiều trường hợp dùng bơm hút dùng bơm áp lực để đưa nước xuống thiết bị được mạnh ( khi sử dụng vòi sen có massage ).
CẦN HẾT SỨC LƯU Ý CÁC CÔNG TRÌNH NGẦM TRONG MÓNG VÌ NẾU CÓ SỰ CỐ, VIỆC SỬA CHỮA RẤT PHỨC TẠP VÀ TỐN KÉM. VIỆC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHẶT CHẼ NGAY TỪ KHÂU ĐẦU CÓ THỂ LÀM GIẢM NHẸ NGUY CƠ ĐÓ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét